⚡ Chúng tôi làm website cao hơn 20% giá thị trường, đổi lại Khách hàng sẽ nhận được 150% chất lượng sản phẩm và sự hài lòng của dịch vụ.

Hướng dẫn cách cài đặt SSL cho website đơn giản dễ dàng thực hiện

Hiện nay, việc sử dụng các website đang dần trở nên phổ biến trong cuộc sống con người. Website được đưa vào phát triển các dịch vụ kinh doanh cũng như truyền tải thông tin. Khi càng nhiều người sử dụng nó thì yêu cầu về tính bảo mật càng được đề cao. Đó chính là lý do mà người dùng cần thiết phải cài đặt SSL cho website của mình – một tiêu chuẩn về công nghệ bảo mật. Khi website có độ bảo mật cao sẽ giúp tối ưu SEO tốt hơn và nâng thứ hạng tìm kiếm cho trang web.

Vậy làm sao để cài đặt SSL? Bài viết dưới đây sẽ mang đến cho bạn hướng dẫn chi tiết nhất.

Chứng chỉ SSL cho website là gì?

chung-chi-ssl-cho-website-la-gi

Các chứng chỉ SSL được cấp bởi các tổ chức chứng thực đáng tin cậy

Chứng chỉ SSL (Secure Sockets Layer) là một loại chứng chỉ kỹ thuật số được sử dụng để bảo vệ thông tin truyền tải giữa máy chủ và trình duyệt web của người dùng. Nó được sử dụng để tăng tính bảo mật cho các trang web, đặc biệt là các trang web thương mại điện tử, nơi thông tin nhạy cảm như thông tin tài khoản ngân hàng và thông tin thẻ tín dụng được truyền qua mạng.

Các chứng chỉ SSL được cấp bởi các tổ chức chứng thực đáng tin cậy, được gọi là Nhà cung cấp Dịch vụ Công nghệ Chứng thực (CA). Khi một trang web được cài đặt chứng chỉ SSL, nó sẽ sử dụng giao thức HTTPS (Hyper Text Transfer Protocol Secure) thay vì HTTP thông thường, và đổi màu biểu tượng khóa trên trình duyệt web từ màu xám sang màu xanh lá cây, để cho biết trang web đang được bảo vệ bởi chứng chỉ SSL.

Cài đặt SSL cho website có tác dụng gì?

cai-dat-SSL-cho-website

Cài đặt SSL mang lại nhiều lợi ích cho website

Các website đều nên cài đặt chứng chỉ SSL bởi vì:

  • Việc một website của doanh nghiệp sở hữu chứng chỉ SSL sẽ là sự khẳng định với khách hàng về độ tin cậy và tính bảo mật của trang web. Mỗi chứng chỉ SSL sẽ chỉ được tạo ra dành cho một website duy nhất. Danh tính cũng như các thông tin pháp lý của chủ nhân sẽ được một cơ quan chuyên môn quốc tế có uy tín xác thực rồi mới đưa ra quyết định cấp chứng chỉ. Người dùng hoàn toàn yên tâm về các thông tin cá nhân sẽ được bảo mật tuyệt đối khi truy cập website.
  • Việc cài đặt SSL cho website giúp cho trang web của doanh nghiệp tránh được những cuộc tấn công mạng từ các cá nhân, tổ chức nhằm khai thác thông tin người dùng cũng như phá hoại hệ thống. Toàn bộ dữ liệu sẽ được mã hóa tốt nhất, giúp cho doanh nghiệp bảo vệ được trang web. Cho đến nay, SSL là tiêu chuẩn được các trang web trên thể giới sử dụng nhiều nhất bởi công dụng tuyệt vời của nó.
  • Việc website có độ bảo mật cao sẽ giúp tăng điểm số trên các công cụ tìm kiếm. Bởi vì khi xét các yếu tố để xếp hạng một trang web, công cụ tìm kiếm sẽ đánh giá về cả độ an toàn của nó rồi mới đưa ra gợi ý cho khách hàng. Việc sử dụng chứng chỉ SSL sẽ giúp tối ưu SEO một cách hiệu quả, giúp trang web tiếp cận đến người dùng tốt hơn.

Sau khi cài đặt SSL cho website thành công, giao thức http của địa chỉ sẽ được chuyển thành https – một phương thức được cải tiến có độ bảo mật cao.

>> Xem ngay khái niệm về Parked Domain là gì?

Có những loại SSL nào? 

Hiện nay có nhiều loại chứng chỉ SSL được cung cấp trên thị trường như Domain Validated, Extended Validation, Organization Validated, Wildcard Certificates,… đáp ứng những yêu cầu bảo mật khác nhau. Về cơ bản có 3 loại SSL được sử dụng phổ biến.Cụ thể là:

Domain Validated SSL

Loại chứng chỉ cơ bản này phù hợp với những người mới bắt đầu. Việc chứng thực được tiến hành thông qua DNS hoặc email. Để cài đặt chứng chỉ này, người dùng chỉ cần sử dụng email đã đăng ký khi mua domain rồi xác thực quyền admin với domain bằng cách gửi và nhận email. Hoặc là việc chứng thực có thể thực hiện bằng cách thay đổi một vài bản ghi DNS. 

Thời gian để cài đặt chỉ mất từ vài phút hoặc vài tiếng tùy vào từng trường hợp. Sau khi cài đặt chứng chỉ thành công người dùng sẽ thấy trạng thái kết nối https màu xanh trên thanh tìm kiếm.

Organization Validated SSL

co-nhung-loai-chung-chi-ssl-nao

Hiện nay có nhiều loại chứng chỉ SSL được cung cấp trên thị trường

Loại chứng chỉ này phù hợp cho các đơn vị và tổ chức kinh doanh trên các trang thương mại điện tử. Organization Validated lưu trữ toàn bộ thông tin của doanh nghiệp trong Certificate. Do có thêm quá trình định danh doanh nghiệp nên thời gian để cài đặt chứng chỉ này mất từ vài tiếng đến vài ngày.

Extended Validation SSL

Đây là một loại chứng chỉ cao nhất. Để cài đặt chứng chỉ này, doanh nghiệp phải cho phép nó triển khai một quá trình kiểm tra mở rộng. Bao gồm thẩm định thông tin doanh nghiệp, quyền sở hữu tên miền, pháp lý hợp lệ của doanh nghiệp.

Quá trình cài đặt thành công chứng chỉ này mất từ vài ngày đến vài tuần. Người dùng rất dễ nhận ra chứng chỉ được cài đặt thành công với tên doanh nghiệp kèm trạng thái https được bật màu xanh.

Để mua chứng chỉ SSL, người dùng cần cung cấp các thông tin hợp pháp gồm thông tin cá nhân, giấy phép kinh doanh, quyền sở hữu pháp lý,… Đối với mỗi loại SSL sẽ có một quy định thủ tục khác nhau.

Tổ chức Certificate Authority sẽ thực hiện chứng thực, nêu các thông tin là hợp pháp thì chứng chỉ sẽ được cấp cho bạn trong khoảng từ 5 – 14 ngày.

>> Tìm hiểu về Favicon giúp gì cho website

Hướng dẫn cách cài đặt SSL cho website đơn giản 

cai-dat-SSL-cho-website

Hướng dẫn cách cài đặt SSL cho website đơn giản

Sau đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách cài đặt SSL cho website với các bước đơn giản dễ dàng thực hiện.

Cách cài đặt SSL cho Website trên cPanel

Cách cài đặt SSL cho Website trên cPanel qua 6 bước đơn giản:

  • Bước 1: Login vào tài khoản cPanel của bạn.
  • Bước 2: Chọn mục SSL/TLS
  • Bước 3: Lựa chọn mục Manage SSL Sites
  • Bước 4: Nhập tên miền của trang web.
  • Bước 5: Điền các nội dung trong chứng chỉ SSL bạn nhận được trong file được gửi từ email của bên cung cấp.
  • Bước 6: Cuối cùng nhấn lệnh “Install Certificate” để tiến hành cài đặt.

Cách cài đặt SSL cho website trên DirectAdmin

Khi mua thành công chứng chỉ SSL, bạn sẽ nhận được các file qua email bao gồm:

Khi đó bạn tiến hành các bước sau.

  • Bước 1: Login và Direct Admin
  • Bước 2: Chọn SSL Certificates
  • Bước 3: Chọn mục Paste a pre-generated certificate and key, dán Private Key và CRT rồi nhấn nút Save.

Tiếp theo nhấn vào Click Here to paste a CA Root Certificate -> Use a CA Cert rồi dán mã Certificate Authority của chứng chỉ SSL vào. Cuối cùng nhấn Save.

Cách cài đặt SSL cho website WordPress 

Sau khi mua SSL, người dùng tiến hành 5 bước trong cách cài đặt SSL cho website WordPress dưới đây:

  • Bước 1: Login vào Control Panel của web.
  • Bước 2: Chọn nút Home, kích hoạt chứng chỉ SSL rồi Thiết lập.
  • Bước 3: Nhập website mà bạn muốn cài SSL -> Thiết lập. Như vậy là bạn đã hoàn tất việc kích hoạt SSL trên WordPress
  • Bước 4: Tiếp theo, bạn vào WordPress chọn Cài đặt -> Tổng quan -> Setting -> General.
  • Bước 5: Đổi http thành https rồi nhấn Save. Việc cài đặt SSL đã hoàn thành.

SSL miễn phí và SSL trả phí khác nhau thế nào?

Như đã nói ở trên, cách cài đặt SSL cho website sẽ có hai loại SSL đó là SSL miễn phí mà SSL phải trả phí. 

Chứng chỉ SSL miễn phí được hỗ trợ bởi Let’s Encrypt – một tổ chức xác thực chứng chỉ an ninh phi lợi nhuận với sự bảo trợ của các tập đoàn lớn Google, Facebook,… với mục tiêu xây dựng môi trường Internet lành mạnh.

Điểm giống nhau của SSL miễn phí và SSL trả phí

Về cơ bản, hai loại SSL miễn phí và trả phí đều có các tính năng bảo mật cơ bản:

  • Bảo vệ an toàn các thông tin lưu trữ trên website.
  • Đảm bảo an toàn cho các đường URL truy cập trang web.
  • Mã hóa thông tin 
  • Khẳng định độ uy tín cho doanh nghiệp
  • Tối ưu SEO hiệu quả

Điểm khác nhau giữa SSL miễn phí và SSL trả phí

Tuy nhiên, giữa SSL miễn phí và SSL trả phí sẽ có những điểm khác nhau mà các tổ chức luôn khuyên dùng SSL trả phí đối với các doanh nghiệp. SSL sẽ mang lại những lợi ích lâu dài. Cụ thể là:

Về độ bảo mật

cai-dat-SSL-cho-website

Sự khác nhau khi sử dụng SSL miễn phí và SSL trả phí

SSL miễn phí chỉ yêu cầu người dùng định danh các thông tin cá nhân, thời gian kiểm duyệt nhanh. Điều này dễ dẫn đến việc tính xác thực của chủ thể không bảo đảm, có khả năng bị giả mạo

SSL trả phí thường sẽ yêu cầu các thông tin và giấy tờ có tính pháp lý chặt chẽ hơn. Việc kiểm tra chặt chẽ thông tin giúp việc kiểm duyệt chặt chẽ và đảm bảo độ án toàn cao hơn.

Độ liên kết, tập trung

Khi cài đặt SSL miễn phí, người dùng phải thao tác các lệnh tại và cài đặt riêng, tốn nhiều công sức hơn. Người dùng sẽ tự quản lý các SSL riêng biệt.

Khi cài đặt SSL trả phí, các liên kết có sự tập trung thống nhất, người dùng chỉ việc sao chép các lệnh đơn giản cho các server khác nhau. Đồng thời việc quản lý sẽ được tập trung trên một giao diện được cung cấp.

Độ tương thích

SSL miễn phí tương thích với nhiều loại trình duyệt. Còn SSL trả phí sẽ có độ tương thích cao hơn SSL miễn phí, đặc biệt là đối với các hệ điều hành và trình duyệt cao cấp và nó cung cấp các công cụ độc quyền mà SSL miễn phí không có.

Cách sử dụng

SSL miễn phí đòi hỏi người dùng phải có am hiểu về công nghệ để có thể cài đặt trên server. 

Còn SSL trả phí được nhà cung cấp hỗ trợ hoàn toàn về phần cài đặt, người dùng chỉ cần thao tác đơn giản mà không cần biết các kiến thức về lập trình.

Con dấu trang

SSL miễn phí không cung cấp con dấu trang động, cái mà giúp khách hàng nhận biết “đây là một trang web an toàn đã được chứng thực”. 

Còn SSL trả phí cung cấp con dấu trang động, tăng độ tin cậy và thiện cảm cho người dùng. Điều này rất cần thiết với các website doanh nghiệp uy tín.

Thời gian sử dụng

Chứng chỉ SSL miễn phí có thời hạn sử dụng là 90 ngày. Hết hạn người dùng cần phải gia hạn và cài đặt lại.

Còn SSL trả phí có thời hạn sử dụng là 3 năm.

Hỗ trợ tên miền và chế độ bảo hiểm.

SSL miễn phí không có hỗ trợ tên miền. Khi gặp các sự cố về bảo mật người dùng không được hỗ trợ từ bên cung cấp.

Đối với SSL trả phí sẽ được hỗ trợ tên miền. Nhà cung cấp sẽ bảo đảm tuyệt đối cho người dùng về độ an toàn và bảo mật, nếu có sự cố xảy ra sẽ chi trả các khoản bảo hiểm cho khách hàng.

Vậy nên, nếu website của bạn khá đơn giản và không yêu cầu về bảo mật cao thì bạn hoàn toàn có thể cài đặt SSL cho website miễn phí. 

Còn đối với các website doanh nghiệp lớn, có uy tín, yêu cầu bảo mật về dữ liệu cao thì nên lựa chọn SSL trả phí là tốt nhất. Điều này vừa làm tăng độ uy tín cho doanh nghiệp, giúp tăng hiệu quả SEO web đưa sản phẩm và dịch vụ tiếp cận tốt nhất đến khách hàng. Đồng thời hạn chế được việc phải gia hạn, nâng cấp thường xuyên. 

Kết luận

Cài đặt SSL cho website là một việc rất cần thiết để bảo vệ các dữ liệu một cách an toàn nhất, tăng độ tin cậy cho trang web. Bạn nên lựa chọn một đơn vị cung cấp chứng chỉ SSL ưu tín và chất lượng để thực hiện việc cài đặt hiệu quả nhất. 

Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn có thể tự thao tác cài đặt chứng chỉ SSL cho website đơn giản nhất.


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *