⚡ Chúng tôi làm website cao hơn 20% giá thị trường, đổi lại Khách hàng sẽ nhận được 150% chất lượng sản phẩm và sự hài lòng của dịch vụ.

Back end là gì? Phân biệt back end với front end

Back end là gì? Có thể hiểu back end là tất cả những phần hỗ trợ cho hoạt động của trang web hoặc ứng dụng mà người dùng không thể nhìn thấy, nó có chức năng xử lý những yêu cầu, thực hiện thao tác, lựa chọn thông tin hiển thị trên giao diện người dùng. Back end có những phần bên trong bao gồm máy chủ, ứng dụng, cơ sở dữ liệu, nhờ vậy mà website hoạt động trơn tru, chính xác, hoạt động với tốc độ cao.

Lập trình viên back end là gì? Nhiệm vụ

Người làm lập trình viên back end chịu trách nhiệm tuyệt đối và họ thường tập trung vào các hoạt động phía sau nếu như xảy ra bất kỳ việc gì ở trên trang web. Các mã được viết bởi lập trình viên backend đều sẽ hỗ trợ thông tin cơ sở dữ liệu cho trình duyệt. Ví dụ phổ biến nhất về lập trình back end là các font chữ, màu sắc, thiết kế,.. để tạo thành giao diện của trang web mà người truy cập nhìn thấy.

back-end-la-gi-lap-trinh-vien

Lập trình viên back end là gì?

Logic phía máy chủ

Lập trình mọi hoạt động và chương trình hoạt động trên máy chủ, ví dụ như việc xác thực tài khoản, đảm bảo thông tin tài khoản người dùng chính xác, đảm bảo kiểm soát trình tự xử lý và không có sai sót, tối ưu mọi hoạt động nhanh nhất.

Tự động thông báo trong back end

Công việc chính của back end nhằm tự động hóa một số hoạt động được hỗ trợ từ hệ thống cơ sở dữ liệu, hạn chế thao tác thủ công phải thực hiện nhiều lần. Cùng đó là nhiệm vụ thông báo tự động, thông báo tính năng mới, các chương trình quan trọng.

Xác nhận cơ sở dữ liệu

Trước khi cập nhật vào cơ sở dữ liệu của hệ thống website hoặc phần mềm, ứng dụng, thông tin cần được xác nhận bằng mã code, các mãi code xác nhận này  được viết bởi các back end, tạo ra quy trình đảm bảo thông tin dữ liệu xác nhận hợp lệ trước khi thực hiện các lệnh khác từ máy chủ.

Truy cập cơ sở dữ liệu back end là gì

Back end giữ cả nhiệm vụ truy cập vào các cơ sở dữ liệu khác nhau, viết các mã lệnh để hệ thống máy chủ thực hiện các yêu cầu, hợp lí hóa quy trình truy cập hệ thống cơ sở dữ liệu giúp đảm bảo website chạy nhanh, kết quả chính xác.

API

Đây là giao diện lập trình ứng dụng để một hệ thống máy tính hay ứng dụng cung cấp cho phép các yêu cầu dịch vụ được tạo ra từ các chương trình máy tính khác và dữ liệu máy tính có thể được trao đổi qua lại.

Back end và front end có gì khác nhau

 back-end-la-gi-so-sanh

Back end và frond end khác biệt nhau.

Nếu back end là phần không thể nhìn thấy được thì front end là phần ngược lại có thể nhìn thấy, front end đóng vai trò là phần nội dung hiển thị bên ngoài giao diện để trình bày, tương tác với người dùng nên được trú trọng về mặt thẩm mỹ, bố cục cho người dùng dễ sử dụng, có thể tìm hiểu kĩ hơn tại bài viết sau về front end.

Công nghệ sử dụng trong phát triển BackEnd

Xây dựng back end sẽ sử dụng đến ngôn ngữ server-side như PHP, Ruby, Python, Java, và .Net để máy chủ, ứng dụng và cơ sở dữ liệu có thể tương tác với nhau, xây dựng ứng dụng, công cụ như MySQL, Oracle, và SQL Server giúp tìm kiếm, lưu trữ hay thay đổi dữ liệu, phục vụ trở lại tới người dùng trong phần front end.

ngon-ngu-lap-trinh-back-end

Một số ngôn ngữ laajo trình back end.

Các ngôn ngữ lập trình thông dụng back end là gì.

  • CSS: Là dạng ngôn ngữ tạo phong cách cho trang web, cụ thể hơn là để sử dụng để tìm và định dạng lại các phần tử của HTML.
  • Node.js: Hệ thống phần mềm dùng Javascript viết các ứng dụng internet có khả năng mở rộng như máy chủ web và sử dụng kĩ thuật nhập, xuất không đồng bộ, điều khiển theo sự kiện giúp tối đa khả năng mở rộng, giảm chi phí xuống thấp nhất có thể.
  • Java: Là ngôn ngữ lập trình đượpc ứng dụng nhiều ở các trang web và ứng dụng như Netflix, Tinder, Google Earth và Uber.
  • Ruby on Rails: Ngôn ngữ được các nhà lập trình back end yêu thích vì giúp việc lập trình BackEnd trở nên đơn giản hơn.
  • Python: Đây là một trong những ngôn ngữ lập trình bậc cao được sử dụng nhiều nhất. Một số trang web và ứng dụng sử dụng ngôn ngữ Python là: Spotify, Google, Instagram, Reddit, Dropbox.
  • PHP: Ngôn ngữ PHP khá dễ học, mã nguồn mở, dễ dang nhúng vào trang HTML, nó được sử dụng cho các website như Facebook, Wikipedia, Tumblr, MailChimp và Flickr.
  • HTML: Dịch ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản, được tạo nên để các trang web tên Word Wide Web và không phải là ngôn ngữ lập trình. Công dụng của nó là bố cục và định dạng website.

Hệ thống cơ sở dữ liệu back end là gì?

Hệ thống cơ sở dữ liệu là tổng cộng của các cơ sở dữ liệu DBMS và các ứng dụng có thể liên quan.

  • Khung framework: Các đoạn code được viết sẵn, chúng tạo nên một bộ khung mà ứng dụng web giúp xác định cấu trúc website. Giao diện lập trình ứng dụng API, cho phép tính năng sử dụng trong các sản phẩm khác cũng như sử dụng mã code ở những nơi khác.
  • Framework cho Node.js: Khung framework ứng dụng web nên dùng là Express.js nếu bạn quyết định sử dụng toàn bộ hệ thống JavaScript, bạn cũng có thể sử dụng một số tùy chọn khác ngoài Express.
  • Framework cho PHP: Có 2 khung framework và một CMS (hệ thống quản lý nội dung), đối với website liên quan đến wordpress thì cần một số kiến thức PHP khi cần thiết tùy chỉnh các plugin.
  •  Framework cho Python: Phải tìm hiểu thêm về web framework Django nếu chọn Python để framework hoạt động tốt.
quan-tri-co-so-du-lieu-back-end

Hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu back end là gì?

Sau khi hiểu và biết được những vấn đề của lập trình back end là gì, lập trình viên vẫn phải lưu ý trước khi viết code cần phối hợp với các bộ phận liên quan về nghiệp vụ để biết những nhu cầu cụ thể rồi chuyển chúng thành yêu cầu kỹ thuật, đưa ra giải pháp tốt nhất cho kiến trúc công nghệ.

>> Xem thêm Top 15 công ty lập trình phần mềm uy tín, lớn nhất tại Việt Nam


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *