⚡ Chúng tôi làm website cao hơn 20% giá thị trường, đổi lại Khách hàng sẽ nhận được 150% chất lượng sản phẩm và sự hài lòng của dịch vụ.

Hướng Dẫn Sử Dụng Bootstrap Thiết Kế Giao Diện Web Đơn Giản Nhất

Giao diện web là một trong những phần quan trọng nhất của một website. Trước đây, khi thiết kế giao diện web thì người lập trình sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng giờ đây bằng phần mềm Bootstrap thì việc thiết kế giao diện web đã trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn. Vậy thiết kế giao diện web có khó không? Cách thiết kế giao diện web với Bootstrap nhanh nhất là gì? Nếu như bạn có những thắc mắc này thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây.

Giao diện website là gì?

Cái nhìn đầu tiên luôn gây ra những ấn tượng mạnh mẽ nhất cho người dùng. Vì thế giao diện web là một phần vô cùng quan trọng khiến thu hút khách hàng, thu hút người dùng. Vậy giao diện web là gì? Ý nghĩa như thế nào? Thế nào là một giao diện web đẹp? Sau đây là thông tin mà chúng tôi muốn giới thiệu đến các bạn.

giao-dien-web-la-gi

Cái nhìn đầu tiên luôn gây ra những ấn tượng mạnh mẽ nhất cho người dùng

Định nghĩa về giao diện website

Chúng ta biết rằng giao diện của một ngôi nhà chính là sự trang trí bên ngoài của ngôi nhà đó. Tương tự như vậy thì giao diện web chính là hình thức bên ngoài, sự trình bày của website. Giao diện web là sự sắp xếp, bày trí bố cục cũng như màu sắc bao gồm những văn bản, hình ảnh, âm thanh, video,…

Các thành phần tạo nên một giao diện web hoàn thiện

Để thiết kế ra được một giao diện website hoàn chỉnh thì người lập trình cần phải bố trí hài hòa những màu sắc, bố cục, nội dung. Bên cạnh đó còn cần phải biết cách tạo liên kết cũng như kết nối giữa các thành phần để tạo ra được điểm nhấn nhằm truyền tải được những thông điệp đến người dùng. Những thành phần trong giao diện trang web bao gồm:

Phần tiêu đề: Phần header hay còn được hiểu là tiêu đề trình bày tất cả những trang web nhỏ cùng thuộc một website chính. Mỗi trang web nhỏ sẽ chứa những nội dung khác nhau tùy theo những mục mà người lập trình đề ra. Header sẽ bao gồm các phần như sau:

  • Logo website: Logo thường sẽ được đặt ở vị trí dễ thấy nhất trong phần tiêu đề bởi logo là một phần vô cùng quan trọng. Logo được xem như là bộ mặt của cả một website. Một logo nổi bật, được thiết kế đẹp mắt thì sẽ giúp website ấy thu hút được rất nhiều khách hàng.
  • Menu điều hướng: Một website hoàn chỉnh thì cần phải đảm bảo được những thông tin được hiển thị và cung cấp đầy đủ cho khách hàng. Bởi thì thế website ngoài trang chủ thì sẽ chứa rất nhiều những trang web nhỏ khác nhau được hiển thị trên menu điều hướng để khách hàng dễ dàng tiếp cận. Thông thường thì phần menu điều hướng sẽ hiệu thị các mục như tin tức, giới thiệu, sản phẩm, liên hệ…
  • Banner quảng cáo: Chúng ta thường sẽ thu hút bởi những thứ có bề ngoài đẹp mắt. Hiểu được tâm lý này của khách hàng những nhà lập trình đã thêm vào website những banner quảng cáo đẹp mắt. Chúng vừa làm tăng tính thẩm mỹ cho website đó mà vừa quảng cáo được những sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp.

Phần nội dung – content: Bên cạnh header thì phần nội dung được xem là yếu tố quan trọng nhất, là linh hồn của cả một website. Người lập trình sẽ diễn đạt những nội dung bằng cách sử dụng và sắp xếp hài hòa giữa văn bản, hình ảnh, âm thanh và video. Đây là phần giúp website thu hút được khách hàng vì thế cần phải nâng cấp và đòi hỏi tính sáng tạo rất lớn từ người lập trình.

Phần cuối: Phần cuối của một website cũng tương tự như phần cuối của một bài văn. Tại đây sẽ hiển thị những thông tin giúp khách hàng có thể dễ dàng liên hệ với doanh nghiệp nếu như có nhu cầu. Ngoài ra phần cuối cũng được nhà lập trình sắp xếp những mục nhỏ, mục phụ tương tự với phần menu điều hướng.

Ý nghĩa

Mục đích của một website chính là dễ dàng tiếp cận đến khách hàng cũng như thu hút được càng nhiều người tiêu dùng càng tốt.Bên cạnh đó giao diện của website cũng là nơi truyền tải những thông điệp của doanh nghiệp đến khách hàng của mình.  Vì thế một giao diện website đẹp là vô cùng quan trọng và cần thiết. Giao diện website hợp lý và chỉnh chu sẽ giúp nâng tầm của doanh nghiệp hơn, giữ chân khách hàng cũ cũng như thu hút được thêm nhiều những khách hàng mới.

Như thế nào thì được xem là một website đẹp mắt?

Một giao diện website được xem là chuyên nghiệp, đẹp mắt và thu hút là khi đáp ứng đủ những yêu cầu như sau:

  • Bố trí các thành phần tạo nên website một cách hợp lý:  Ngoài yếu tố thẩm mỹ thì sự đơn giản và tiện lợi cũng là một yếu tố được đánh giá cao của một website. Vì thế sự bố trí các thành phần một cách hợp lý là điều vô cùng quan trọng. Vừa giúp tổng thể website trông gọn gàng vừa tối ưu hóa trải nghiệm cho khách hàng.
  • Màu sắc và hình ảnh có tính kết nối: Việc lựa chọn màu sắc để phù hợp và tăng tính kết nối với những hình ảnh, banner quảng cáo là vô cùng cần thiết. Hình ảnh và màu sắc cần phải được bố trí và lựa chọn một cách hài hòa để góp phần tạo trải nghiệm tốt cho người đọc.
  • Dễ dàng truyền đạt được những thông điệp của doanh nghiệp: Bản chất của một website chính là nhằm truyền tải được những thông điệp của doanh nghiệp đến khách hàng từ đó dễ thu hút và giữ chân khách hàng hơn.
  • Có sự mới lạ và điểm nhấn: Hiện nay trên internet có hàng nghìn, hàng triệu những website đẹp mắt, có yếu tố thẩm mỹ vô cùng cao. Chính vì thế để cạnh tranh cũng như tạo dựng được chỗ đứng vững chắc cho doanh nghiệp của mình thì sự sáng tạo, mới lạ và điểm nhấn là những yếu tố không thể thiếu được.

>> Xem thêm dịch vụ thiết kế phần mềm theo yêu cầu, tùy chỉnh với những tính năng riêng biệt

Tìm hiểu về framework Bootstrap

Nếu như bạn là một lập trình viên thì Bootstrap chắc sẽ không còn quá xa lạ đối với bạn nữa. Đây là một framework mà bất kỳ một ai lập trình website đều sẽ sử dụng. Vậy sau đây là một số thông tin để giúp các bạn hiểu rõ hơn về Bootstrap.

tim-hieu-ve-framework-bootstrap

Framework này cho phép người lập trình dễ dàng thiết kế nên một website theo một tiêu chuẩn nhất định

Bootstrap là gì?

Bootstrap là một framework HTML, JavaScript và CSS. Framework này cho phép người lập trình dễ dàng thiết kế nên một website theo một tiêu chuẩn nhất định, từ đó tạo các website thân thiện và đặc biệt là tương thích với hầu hết các thiết bị di động cũng như những hệ điều hành hiện nay trên thị trường.

Vì sao nên sử dụng Bootstrap?

Bootstrap phổ biến như thế là bởi vì những ưu điểm mà nó mang đến cho người sử dụng. Sau đây là một số lý do tại sao người lập trình nên sử dụng Bootstrap để thiết kế giao diện web:

  • Dễ dàng sử dụng: Bất kỳ ai nếu như có kiến thức cơ bản về HTML và CSS thì đều có thể bắt đầu sử dụng được Bootstrap.
  • Thao tác sử dụng đơn giản: Bootstrap được tạo ra từ những mã nguồn mở vì thế thao tác sử dụng rất dễ dàng và thân thiện với người sử dụng. Ngoài ra, lập trình viên có thể chủ động lựa chọn những thuộc tính phù hợp với nhu cầu cũng như sở thích để tạo ra một website của bản thân.
  • Giúp tiết kiệm dung lượng
  • Bootstrap được hỗ trợ Responsive web từ đó giúp cho giao diện website mà người lập trình tạo ra tương thích với tất cả nhưng hệ điều này hiện nay như window, Macos, Linux, và các thiết bị di động phổ biến.

Hướng dẫn cách thiết kế giao diện web với Framework Bootstrap

Đây là một framework vô cùng phổ biến nhưng vẫn còn rất nhiều người chưa thực sự hiểu và biết đến. Hiểu được tâm lý đó thì sau đây là cách hướng dẫn thiết kế giao diện web với Bootstrap đơn giản nhất mà chúng tôi muốn giới thiệu đến các bạn.

thiet-ke-giao-dien-web-voi-bootstrap

Bootstrap là một framework vô cùng phổ biến nhưng vẫn còn rất nhiều người chưa thực sự hiểu và biết đến

Hướng dẫn cách sử dụng :

Thông thường có 2 cách sử dụng Bootstrap trên website:

  • Cách 1: Truy cập vào google và tiến hành tải cũng như cài đặt Bootstrap trên máy tính,
  • Cách 2: Sử dụng mạng phân phối nội dung hay còn được gọi là CDN để nhúng Bootstrap.

Hướng dẫn thiết kế giao diện web với Bootstrap đơn giản và đẹp nhất

Bước 1: Đầu tiên muốn thiết kế giao diện của một website thì các bạn cần lên ý tưởng, kế hoạch, dự định từ đó quyết định phân chia bố cục website của mình sao cho hợp lý. Thông thường một website cơ bản thì sẽ được chia theo bố cục như sau:

  • Thanh menu có chức năng Responsive: Phần này thì bạn có thể tự code nếu như am hiểu về công nghệ thông tin hoặc nếu không thì dùng code có sẵn trong Bootstrap như sau:

<li class=”nav-item dropdown”>

<a class=”nav-link” href=”#” id=”navbarDropdown” >Dropdown</a>

<div class=”dropdown-content”>

<a class=”dropdown-item” href=”#”>Action</a>

<a class=”dropdown-item” href=”#”>Another action</a>

<a class=”dropdown-item” href=”#”>Something else here</a>

</div>

</li>

/*xử lý menu*/

.dropdown{

position: relative;

display: inline-block;

}

.dropdown-content{

display: none; /*ẩn danh sách đổ xuống*/

position: absolute;

z-index: 1;

background-color: #f5f5f5;

}

.dropdown:hover .dropdown-content{

display: block; /*hiện danh sách đổ xuống khi hover vào*/

}

  • Slide chiếu hình ảnh: Các bạn hoàn toàn có thể code trên Bootstrap để từ đó tạo ra Slide trình chiếu theo ý thích của mình.
  • Danh sách sản phẩm

Bước 2: Thiết kế phần nội dung chính

Đây chính là phần chiếm nhiều diện tích nhất trong một website và cũng chiếm nhiều diện tích nhất. Phần này sử dụng Div row và Div Container cho mục giới thiệu sản phẩm.

  • Tên của từng sản phẩm sẽ tương ứng với một thẻ tiêu đề H.
  • Tạo Margin top cho sản phẩm bằng cách thêm class mt-5 cho nó.
  • Dùng Card trong Bootstrap để làm khối sản phẩm.
  • Để tạo Margin bottom cho các khối thì thêm class mb-3.

Bước 3: Xử lý Responsive phần nội dung

  • Để giao diện website được tối ưu và thân thiện với người dùng nhất thì chúng ta sẽ tiến hành chia 4 cột màn hình lớn, 2 cột màn hình máy tính bảng và cuối cùng là 1 cột màn hình mobile
  • Sử dụng lưới Bootstrap: class=”col-md-3 col-sm-6 col-12″.
  • Cuối cùng là thêm padding right và left là 5px.

Khi làm xong 3 bước này thì các bạn đã thành công thiết kế được một giao diện website rồi đấy.

Ưu điểm của việc thiết kế giao diện web với framework bootstrap

Thiết kế giao diện web với bootstrap sở hữu những mặt ưu điểm gì mà lại thu hút số lượng lớn người sử dụng?

uu-diem-cua-viec-thiet-ke-giao-dien-web-voi-bootstrap

Bootstrap có sẵn một kho tàng thư viện để người dùng thiết kế giao diện và lưu trữ web

  • Bootstrap có sẵn một kho tàng thư viện để người dùng thiết kế giao diện và lưu trữ web.
  • Thao tác sử dụng Bootstrap đơn giản, người dùng có thể chủ động lựa chọn các thuộc tính phù hợp với nhu cầu tạo website.
  • Tiết kiệm dung lượng máy nhờ CDN Bootstrap.
  • Hỗ trợ tính năng Responsive giúp giao diện website tương thích với mọi trình duyệt.
  • Bootstrap cho phép tùy chỉnh khung web trước khi download.

Lỗi thường gặp trong quá trình thiết kế giao diện web:

Trong quá trình thiết kế web với bootstrap thì có thể xảy ra một số sự cố lỗi sau:

loi-thuong-gap-trong-qua-trinh-thiet-ke-giao-dien-web-voi-bootstrap

Không khai báo thư viện hỗ trợ với trình duyệt IE8 và các trình duyệt cũ hơn

  • Giao diện hiển thị không chính xác
  • Thay đổi nội dung của file bootstrap.css
  • Hiển thị hộp hội thoại Bootstrap modals không đúng cách
  • Không sử dụng các thuộc tính “data-“
  • Không khai báo thư viện hỗ trợ với trình duyệt IE8 và các trình duyệt cũ hơn

Trên đây là cách hướng dẫn thiết kế giao diện web với Bootstrap đơn giản và tối ưu nhất mà chúng tôi muốn giới thiệu đến các bạn. Còn những cách thiết kế giao diện web nào dễ dàng hơn nữa không? Các bạn thấy thông tin chúng tôi cung cấp như thế nào? Hãy để lại ý kiến của mình thông qua phần comment dưới bài viết này nhé.

>> Xem thêm Top 15 công ty lập trình phần mềm uy tín, lớn nhất tại Việt Nam


One thought on “Hướng Dẫn Sử Dụng Bootstrap Thiết Kế Giao Diện Web Đơn Giản Nhất

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *