⚡ Chúng tôi làm website cao hơn 20% giá thị trường, đổi lại Khách hàng sẽ nhận được 150% chất lượng sản phẩm và sự hài lòng của dịch vụ.

URL là gì – ảnh hưởng mà URL mang lại website của bạn

Khi sử dụng các trình duyệt web, chắc hẳn ít nhất 1 lần bạn đã nghe nói về URL. Vậy thì URL là gì, cấu tạo của URL bao gồm những thành phần gì? Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan nhất về URL.

url-la-gi?

URL là gì?

URL là gì?

tim-hieu-url-la-gi?

Tìm hiểu Url là gì?

URL là viết tắt của “Uniform Resource Locator” (định vị tài nguyên thống nhất) và đại diện cho địa chỉ web của một tài nguyên trên Internet. URL là một chuỗi ký tự được sử dụng để xác định vị trí và cung cấp đường dẫn đến một tài nguyên cụ thể trên mạng, chẳng hạn như một trang web, một tệp tin, một hình ảnh, hoặc một tài liệu.

URL thường có cấu trúc như sau:

scheme://domain/path?query_string#fragment_identifier
  • Scheme (giao thức): Xác định phương thức truy cập được sử dụng để truy cập tài nguyên, ví dụ: “http://” cho HTTP, “https://” cho HTTPS, “ftp://” cho FTP.
  • Domain: Địa chỉ trang web hoặc máy chủ mà tài nguyên được lưu trữ trên đó, chẳng hạn như “example.com” hoặc “www.example.com“.
  • Path (đường dẫn): Đường dẫn đến vị trí cụ thể của tài nguyên trên máy chủ, ví dụ: “/folder/page.html”.
  • Query string: Thông tin bổ sung được truyền qua URL, thường được đặt sau dấu “?” và có thể chứa các cặp tham số và giá trị, ví dụ: “?id=123&category=books”.
  • Fragment identifier: Định danh phần cụ thể của tài nguyên được hiển thị, thường được đặt sau dấu “#”, ví dụ: “#section1”.

Đối với một số trường hợp ngoại lệ, URL có thể dẫn đến một số tài nguyên không còn tồn tại nữa hoặc bị di chuyển sang địa chỉ URL khác.

Cấu tạo của URL

cau-tao-cua-url

Cấu tạo của URL

Cấu trúc URL được xác định lần đầu tiên vào năm 1994 bởi một người tạo ra web và trình duyệt đầu tiên, không ai khác đó chính là Sir Tim Berners-Lee. Về cơ bản, URL là sự kết hợp giữa tên miền với đường dẫn file, từ đó xác định được cấu trúc file và thư mục cụ thể. Vì vậy, nó tương tự như cách sử dụng đường dẫn trong Windows: C:\Documents\Personal\myfile.txt, nhưng thêm một số thứ ở vị trí đầu tiên để có thể định vị đúng máy chủ trên Internet – nơi chứa đường dẫn đó và sử dụng các giao thức khác nhau để truy cập thông tin.

Cấu trúc của một URL bao gồm hai thành phần chính là: Scheme (giao thức kết nối) và Authotiry (nhà cung cấp).

Scheme

Scheme là phương thức mà trình duyệt web lựa chọn dùng để giao tiếp với máy chủ. Thông qua scheme, chúng ta sẽ nhận biết được giao thức truyền tải dữ liệu giữa trình duyệt và server. Các loại scheme thường gặp bao gồm 3 loại sau:

  • Giao thức truyền tải siêu văn bản (HTTP): Đây là loại giao thức cơ bản trên web, giúp xác định các hoạt động mà máy chủ và trình duyệt cần thực hiện để đảm bảo một số lệnh nhất định xảy ra.
  • Giao thức HTTP an toàn (HTTPS): Đây là một dạng HTTP có cơ chế hoạt động dựa trên một lớp bảo mật, được mã hóa để truyền tải thông tin một một cách bảo mật và an toàn hơn.
  • Giao thức truyền tập tin (File Transfer Protocol – FTP): Thông thường, giao thức này được sử dụng để truyền file thông qua mạng Internet.

Trong các trình duyệt tân tiến, về mặt kỹ thuật thì Scheme không nhất thiết phải là một phần của URL. Nếu nhập trang web ví dụ như www.citweb.com, trình duyệt sẽ tự động lựa chọn giao thức phù hợp để hoạt động.

Authority

Phần Authority của một URL là toàn bộ phần bắt đầu sau hai dấu gạch chéo, trong phần này lại chia thành các phần nhỏ. Trên thực tế, URL dẫn đường kiên kết đến trang chủ của một trang web. Dưới đây là một số thành phần của Authority:

1. Tên miền cao cấp nhất

Ví dụ: www.facebook.com

Tên miền cấp cao nhất trong hệ thống tên miền phân cấp là “com”, được sử dụng trong việc dịch địa chỉ IP thành địa chỉ ngôn ngữ đơn giản hơn. Các tên miền ở cấp cao nhất này được Tập đoàn Internet cấp số và tên miền (ICANN) tạo lập và chịu trách nhiệm quản lý. 3 tên miền cấp cao nhất phổ biến hiện nay là .com, .net và .gov.

Hầu hết, tên miền của các quốc gia đều là tên miền cấp cao nhất gồm hai chữ cái, chẳng hạn như .us (Mỹ), .vn (Việt Nam), .ca (Canada), v.v… Ngoài ra, một số tên miền cấp cao nhất khác như (.museum) được các tổ chức, cá nhân tài trợ và chịu sự quản lý.

2. Tên miền phụ

DNS là một hệ thống phân cấp rõ ràng, cả hai phần trong ví dụ là “www” và “facebook” của URL là tên miền phụ. Phần “www” là tên miền phụ của “com” – tên miền cấp cao nhất, còn phần “www” là tên miền phụ của tên miền “facebook”.

Đây cũng chính là lý do vì sao chúng ta thường thấy công ty có tên đăng ký như “google.com” được phân chia thành nhiều tên miền phụ khác nhau như “meet.google.com”, “classroom.google.com”, “docs.google.com”, v.v…

Các thành phần bổ sung của URL

Bao gồm 3 thành phần bổ sung trong Authority của URL là:

  • Path (đường dẫn)
  • Query (Truy vấn)
  • Fragment (phân mảnh)

Path (đường dẫn)

Đường dẫn được bắt đầu bởi dấu gạch chéo. Các dấu gạch chéo này đóng vai trò phân tách các phần giữa các thư mục và thư mục con (subfolder). Nếu như URL dẫn đến đúng máy chủ thì đường dẫn Path sẽ đưa chúng ta đến đúng thư mục hoặc file trên máy chủ đó mà chúng ta đang tìm kiếm.

Query (Truy vấn)

Query là phần thường xuyên được hỗ trợ trong bộ máy tìm kiếm. Phần này được khởi đầu bởi dấu chấm hỏi và theo sau ngay đường dẫn (hoặc theo sau tên máy chủ nếu như không có đường dẫn).

Ví dụ: khi gõ từ khóa “URL là gì” vào thanh công cụ tìm kiếm trên Google, ta sẽ thấy đường dẫn sau đây: 

https://www.google.com/search?q=url+la+gi&oq=url+la+gi&aqs=chrome..69i57j0i512l2j0i10i22i30j0i22i30j69i60l3.3625j0j7&source=chrome&ie=UTF-8

 Trong đó, phía sau dấu chấm hỏi gồm 2 phần của truy vấn:

  • URL tìm kiếm: “search?q=” 
  • Từ khóa mã hóa: “URL là gì”

Fragment (phân mảnh)

Thành phần cuối cùng của URL không thể không nhắc đến đó là phân mảnh. Nó được bắt đầu bằng dấu thăng (#) và sử dụng với mục đích xác định vị trí chính xác của một trang web nào đó. Khi soạn code cho một trang web, người thực hiện có thể tạo ra liên kết neo (anchor) cho văn bản, cụ thể như là tiêu đề.

Trong thực tế, liên kết neo (anchor) và URL kết hợp cùng với phân mảnh sử dụng để tạo mục lục trang web giúp quản lý việc điều hướng dễ dàng hơn.

Kết luận

Như vậy bài viết trên đây đã phần nào giúp bạn hiểu rõ hơn URL là gì và các cách rút gọn link URL đơn giản, hiệu quả mà miễn phí. Chúc bạn thao tác rút gọn link thành công.


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *